Lịch sử và tôn chỉ Tổ_chức_Hợp_tác_Hồi_giáo

Kể từ thế kỷ XIX, một số nhân sĩ Hồi giáo khao khát về một cộng đồng nhằm phục vụ các lợi ích chung của thế giới Hồi giáo về chính trị, kinh tế, và xã hội. Sự kiện Đế quốc Ottoman và thể chế Khalifah sụp đổ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại khoảng trống về một thể chế liên Hồi giáo. Thất bại của các quốc gia Hồi giáo trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 càng xúc tiến nhu cầu này. Các lãnh đạo của các quốc gia Hồi giáo tụ họp tại Rabat, Maroc để thành lập Tổ chức Hội nghị Hồi giáo vào ngày 25 tháng 9 năm 1969.[1]

Trong hiến chương, OIC ghi rằng mục tiêu của mình là bảo tồn các giá trị xã hội và kinh tế Hồi giáo; xúc tiến tình đoàn kết trong các quốc gia thành viên; gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học và chính trị; kiên trì hòa bình và an ninh quốc tế; và đề xướng giáo dục, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.[1]

Huy hiệu của OIC gồm ba yếu tố chủ yếu là Kaaba, Trái Đất và Trăng lưỡi liềm, biểu thị dự liệu và sứ mệnh của tổ chức.

Ngày 5 tháng 8 năm 1990, 45 bộ trưởng ngoại giao của các quốc gia thành viên OIC thông qua Tuyên bố Cairo về Nhân quyền trong Hồi giáo nhằm đóng vai trò như một hướng dẫn cho các quốc gia thành viên trong các sự vụ về nhân quyền tương thích nhiều nhất có thể với Sharia, hay luật Quran.[2]

Liên minh nghị viện các quốc gia thành viên OIC (PUOICM) được thành lập tại Iran vào năm 1999, có trụ sở tại Tehran. Chỉ có các thành viên của OIC mới có quyền làm thành viên của liên minh này.[3]

Trong tháng 6 năm 2008, OIC tiến hành tái xét chính thức hiến chương của mình. Hiến chương được tái xét này có mục đích xúc tiến nhân quyền, các quyền tự do cơ bản, và thiện chính trong toàn bộ các quốc gia thành viên. Bản hiến chương này cũng loại bỏ hoàn toàn đề cập đến Tuyên bố Cairo về Nhân quyền trong Hồi giáo. Trong bản hiến chương này, OIC lựa chọn ủng hộ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và pháp luật quốc tế.[4][trích dẫn không khớp]

Ngày 28 tháng 6 năm 2011, trong phiên họp thứ 38 của Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao (CFM) tại Astana, Kazakhstan, tổ chức đổi danh xưng từ Tổ chức Hội nghị Hồi giáo sang danh xưng hiện tại.[5] OIC đồng thời cũng đổi biểu trưng.

Liên quan

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Tổ chức Thương mại Thế giới Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế Tổ chức và chiến thuật quân sự của quân đội Đế quốc Mông Cổ Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam Tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam Tổ chức Y tế Thế giới Tổ Chức SCP Tổ chức Nghiên cứu thiên văn châu Âu tại Nam Bán cầu Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổ_chức_Hợp_tác_Hồi_giáo http://www.ain-al-yaqeen.com/issues/20010914/feat2... http://arabnews.com/world/article464642.ece http://www.arabnews.com/?page=4&section=0&article=... http://www.aseannewsnetwork.com/2003/10/mahathirs-... http://www.jakartaglobe.beritasatu.com/news/oic-ex... http://www.caribbeanmuslims.com/blogs/116/Eight-Co... http://www.indianexpress.com/oldStory/73763/ http://www.patanipost.com/090418OIC.html http://af.reuters.com/article/topNews/idAFJOE82702... http://sheikyermami.com/egypt-sisi-tells-turks-to-...